Kiểm tra và chẩn đoán hệ thống điều hòa trên ô tô
Do tần suất hoạt động liên tục nên hệ thống điều hòa ô tô cần được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên để sửa chữa, khắc phục sự cố nếu có.
Kiểm tra lọc gió
Lọc gió là chi tiết quan trọng mang không khí sạch và mát đến cho khoang cabin xe. Nếu quá nhiều bụi bẩn vướng trên lọc gió sẽ cản trở việc không khí lạnh thoát ra từ hệ thống điều hòa.
Thông thường khi mua xe, các nhà sản xuất đều đưa ra lời khuyên cho khách hàng của mình là nên thay hệ thống lọc gió sau khoảng 2 năm hoạt động để đảm bảo không khí trong xe sạch, hệ thống làm lạnh hoạt động hiệu quả hơn. Khi lựa chọn bộ lọc gió mới, lái xe có thể chọn loại chứa than hoạt tính giúp lọc không khí sạch hơn và tăng cường tuổi thọ cho bộ lọc.
Kiểm tra hiệu suất hoạt động của dàn lạnh
Sau khi đã kiểm tra hệ thống lọc gió điều hòa nhưng máy lạnh vẫn không hoạt động tốt hơn, lúc này chủ xe nên kiểm tra toàn bộ hệ thống làm lạnh để tìm ra nguyên nhân khiến máy lạnh kém mát.
Cách kiểm tra hiệu suất làm việc của máy lạnh là đề máy khởi động xe, để xe hoạt động ở vòng tua 2.000 vòng/phút. Sau đó bật điều hòa hết công suất, giữ nguyên hiện trạng như vậy khoảng 10 phút, lấy một nhiệt kế đặt trước cửa điều hòa nếu thấy nhiệt độ trên nhiệt kế hiển thị thấp hơn nhiệt độ bên ngoài môi trường khoảng 15 độ tức là điều hòa vẫn hoạt động tốt.
Kiểm tra kính trong (mắt ga)
Một số nhà sản xuất quan tâm đến hiệu suất làm việc của máy lạnh nên đã lắp đặt thêm kính trong vào phía trong bộ lọc khô của dàn lạnh để tiện cho việc kiểm tra hiệu suất hoạt động.
Nếu kính trong không xảy ra hiện tượng gì, rất có thể lượng môi chất bên trong đã cạn, lúc này tài xế cần mang xe đến gara bổ sung thêm môi chất.
Trường hợp kính có bọt khí thì cho thấy, điều hòa bị thiếu gas, và cần được bổ sung gas ngay lập tức.
Kiểm tra áp suất của các đường ống
Nếu có đầy đủ dụng cụ và thiết bị, lái xe nên kiểm tra áp suất của các đường vận chuyển môi chất (đường ống). Theo đó, các đồng hồ đo áp suất sẽ được đặt tại hai vị trí đường cao áp và đường hạ áp của hệ thống làm lạnh.
Nếu áp suất ở mức 25-35 PSI đối với đường cao áp và áp suất ở mức 170-200 PSI đối với đường hạ áp thì hệ thống điều hòa hoạt động tốt.
Tuy nhiên, áp suất có thể xảy ra một trong 3 trường hợp sau thì cần xem lại hệ thống điều hòa.
Các vết nứt và rò rỉ ở đường ống hoặc xuất hiện ở hai dàn nóng hoặc lạnh khiến cho áp suất ở hai đường cao áp và hạ áp đều sụt giảm.
Nếu lượng gas nạp quá mức hoặc hai đường ống cao áp và hạ áp bị tắc nghẽn bởi tạp chất sẽ khiến cho áp suất ở cả hai đường vượt ngưỡng cho phép.
Nếu một đường áp suất không đạt chuẩn, đường còn lại vượt ngưỡng cho phép thì có thể đường cao áp đang bị tắc nghẽn.
(Nguồn: https://vtcnews.vn/kiem-tra-he-thong-dieu-hoa-o-to-the-nao-ar890419.html)
tin liên quan
xe mới về
-
Hyundai SantaFe 2.0L 2013
538 triệu
-
Mitsubishi Xpander Premium 1.5 AT 2024
645 triệu
-
Ford Focus Titanium 1.5L 2016
385 triệu
-
Honda CRV 2.0 AT 2011
330 triệu
-
Hyundai SantaFe Cao cấp 2.5L HTRAC 2021
989 triệu
-
Mazda CX5 Luxury 2.0 AT 2022
745 triệu